Da khô thường bong tróc, dễ xuất hiện nếp nhăn cũng như lão hóa sớm hơn. Làm sao để khắc phục làn da khô, khiến da trở nên căng mướt ẩm mịn và trẻ trung hơn? Cùng Saffron Colax tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
Nguyên nhân da khô
Có nhiều nguyên nhân khiến da bị khô, tuy nhiên có thể gom các nguyên nhân thành 2 nhóm chính:
Do cơ địa da
Cơ địa mỗi người sinh ra đều sở hữu một loại da khác nhau, có người thuộc nhóm da dầu, da hỗn hợp, có người cơ địa da là da khô. Ở những người sở hữu làn da này, biểu bì da của họ thiếu hụt lipid (lớp lipid có chức năng ngăn chặn mất nước ở lớp biểu bì và bảo vệ da trước những nhân tố độc hại của môi trường) nên da luôn khô, việc bổ sung ẩm với loại da này rất cần thiết để duy trì lớp lipid dày và mạnh mẽ hơn.
Tác động từ bên ngoài và bên trong cơ thể
Thiếu nước
Cho dù cơ địa da của bạn là da dầu, nhưng khi da dầu thiếu nước, biểu hiện bên ngoài vẫn rất khô sần, khiến bạn lầm tưởng da mình là da khô. Có nhiều nguyên nhân khiến da thiếu nước, đặc biệt là không cung cấp đủ độ ẩm cho da, ít uống nước. Những ảnh hưởng của thời tiết hanh khô khiến độ ẩm thấp, hoặc trời quá nắng nóng khiến cơ thể mất nước không kịp bù lại làn da cũng dễ bị khô, thậm chí việc ngồi thường xuyên trong phòng máy lạnh cũng khiến da thiếu nước và trở nên khô.
Sự khác biệt của da khô cơ địa là lỗ chân lông nhỏ, gần như không có dầu thừa. Còn với da dầu thiếu nước dẫn đến khô, là da đổ rất nhiều dầu để bù lại lượng nước thiếu hụt như bề mặt da vẫn khô và sần sùi.
Độ tuổi
Độ tuổi cũng ảnh hưởng đến làn da, sự thay đổi của nội tiết tố, sự thiếu hụt collagen, liên kết dưới da trở nên đứt gãy, lỏng lẻo do lão hóa khiến lớp màng lipid của da yếu, da trở nên khô hơn và xuất hiện nhiều dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, nám sạm.
Sử dụng sản phẩm tẩy rửa mạnh
Làn da có độ pH luôn nằm ở ngưỡng 5.5, ở ngưỡng này, da ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn đồng thời là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi trên da phát triển. Tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm sữa rửa mặt, sữa tắm hiện nay có tính kiềm cao với độ pH chỉ 3-5. Khi sử dụng thường xuyên sẽ khiến da bị mất cân bằng, lớp lipid yếu, không thể thực hiện chức năng bảo vệ da, khiến da trở nên khô ráp.
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Khi cơ thể đang điều trị bệnh hoặc sử dụng một số loại thuốc đặc trị, tác dụng phụ của nó có thể khiến da khô và trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài. Ví dụ như những người bị mụn và điều trị với thuốc kê toa Isotretinoin, da sẽ trở nên khô và bong tróc hơn bình thường rất nhiều.
Biểu hiện của da bị khô
Làn da khô có rất nhiều những biểu hiện rõ rệt, hãy kiểm tra xem bạn có phải là da khô không nếu có những biểu hiện dưới đây:
- Cảm giác da khô căng, thường xuyên bong tróc: lỗ chân lông luôn có cảm giác căng kích khó chịu, kèm theo đó có thể là đổ dầu nhiều (hoặc không có), bề mặt da sần sùi kém mịn màng, da bong tróc, khiến các lớp trang điểm bị nổi mốc, không tiệp vào da…
- Dễ kích ứng, nổi mụn: sự thiếu hụt lipid khiến chức năng bảo vệ da tự nhiên của da khô kém, dễ bị kích ứng và nổi mụn
- Da kém sức sống, không căng mượt: Da khô dẫn đến da sạm xỉn thiếu sức sống và trông không được căng mướt
- Hấp thụ các sản phẩm dưỡng da kém: Thoa bao nhiêu dưỡng cũng không thấy thấm, khả năng hấp thụ sản phẩm dưỡng da kém nên dưỡng nhưng không hiệu quả.
Chăm sóc da khô
Da khô quá phải làm sao? Dưới đây tổng hợp các bước skincare cho da khô cơ bản nhất, gần như không thể thiếu để da khô giữ được sự căng mướt mịn màng:
Sử dụng sản phẩm tẩy rửa phù hợp
Lựa chọn những sản phẩm có độ pH trung bình 5.5 – 6.5 là hoàn hảo cho làn da khô, chúng giúp thiết lập lại sự cân bằng pH trên da. Ngoài ra cũng loại bỏ những sản phẩm tẩy rửa có chứa hương liệu hoặc các chất dễ gây kích ứng (alcohol, paraben, witch hazel…).
Tẩy da chết 2 lần/tuần để loại bỏ lớp sừng già, tế bào chết tích tụ trên da để tế bào da mới hiện ra tươi mới và trẻ trung hơn.
Dưỡng ẩm sâu vào ban đêm
Ban đêm là thời gian da phục hồi với tốc độ nhanh gấp 2 lần bình thường, tuy nhiên cũng là khoảng thời gian da dễ mất nước hơn gấp 3 lần. Vậy nên không thể thiếu những bước dưỡng ẩm chuyên sâu vào ban đêm cho da.
Để cấp ẩm cho da, hãy lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có chứa: hyaluronic acid, glycerin, Pathenol,… Để cung cấp lipid tự nhiên cho da, phục hồi sự khỏe mạnh của lớp biểu bì da, các chất này sẽ là thành phần hiệu quả: Niacinamide, Ceramides…
Ngoài ra những chất giúp chống oxy hóa, kháng viêm cũng rất cần thiết cho da khô như: Collagen peptide, tế bào gốc, hay vàng 24k…
Tham khảo: Top kem dưỡng ẩm cho da khô được giới làm đẹp đánh giá tốt nhất
Đắp mặt nạ
Bên cạnh dưỡng ẩm mỗi ngày, đắp mặt nạ là điều vô cùng quan trọng giúp da tăng cường sự ẩm mượt, những loại mặt nạ cấp ẩm dưỡng trắng da hữu ích như mặt nạ saffron tinh bột nghệ, mặt nạ lô hội, mặt nạ sữa tươi… là những loại mặt nạ tự nhiên có hiệu quả cấp ẩm tuyệt vời mà bạn có thể dễ dàng thực hiện mỗi tuần.
Bạn nên đắp mặt nạ saffron 2 lần/tuần để da căng mướt nhé.
Bổ sung collagen
Bên cạnh việc chăm sóc da từ bên ngoài, bổ sung collagen là phương pháp từ bên trong rất hiệu quả để cải thiện vẻ căng bóng và mịn màng của làn da, đặc biệt là sau tuổi 25.
Collagen chiếm 70% của lớp hạ bì da, liên kết với elastin tạo thành một khung nâng đỡ vững chắc dưới da. sự thiếu hụt collagen là nguyên nhân chính khiến da trở nên khô sạm, xuất hiện nám và nếp nhăn sau tuổi 25. Việc bổ sung collagen là vô cùng cần thiết, tuy nhiên chế độ ăn uống hằng ngày khó để bổ sung đủ hàm lượng collagen mà cơ thể thiếu hụt nên bạn phải bổ sung collagen bằng các loại thực phẩm chức năng. Các loại nước uống collagen được cho là có khả năng hấp thụ cao nhất đồng thời bổ sung hàm lượng collagen cao nhất.
Mỗi ngày nên bổ sung khoảng 3500mg collagen cô đặc để làn da luôn giữ gìn được sự căng mướt, khỏe mạnh trẻ trung.
Tham khảo: Bổ sung collagen cho da bằng cách nào
Các biểu hiện của da bị khô và làm sao để da không bị khô đã được giải đáp trong bài viết trên đây, hãy chăm sóc da thường xuyên và đúng cách để thoát khỏi nỗi ám ảnh da bong tróc kém xinh nhé.